Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Chùa Wat Dhammakaya – ngôi chùa nổi tiếng nhất đất nước Thái Lan với hàng triệu bức tượng Phật

Đất nước Thái Lan là 1 đất nước có nền du lịch khá phát triển và được chú trọng. Đến với đất nước Thái Lan, bạn không chỉ được hòa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây mà còn được tham quan, chiêm ngưỡng vô vàn những điểm du lịch nổi tiếng.

Nhưng có lẽ những ngôi chùa mới là “đặc sản” của đất nước này. Hãy cùng Đất Việt Tour khám phá chùa Wat Dhammakaya – ngôi chùa sở hữu hàng triệu tượng Phật bạn nhé!

Trong rất nhiều loại hình thì du lịch tâm linh được nhiều người ưa chuộng và quan tâm. Và nhắc tới loại hình du lịch đặc biệt này thì không thể không nhắc tới đất nước Thái Lan – Xứ sở chùa vàng!

Nếu đã đi tour du lịch Thái Lan  thì bạn nhất định phải tới thăm chùa Wat Dhammakaya nhé. Đây không chỉ là ngôi chùa nổi tiếng nhất Thái Lan, chùa Wat Dhammakaya còn là nơi sở hữu hàng triệu tượng Phật cùng lối kiến trúc độc đáo. Hãy cùng Đất Việt Tour tìm hiểu chùa Wat Dhammakaya – ngôi chùa độc đáo bạn nhé!

CHÙA WAT DHAMMAKAYA – NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG NHẤT THÁI LAN

Nằm cách thủ đô Bangkok khoảng 16km về phía Bắc, chùa Wat Dhammakaya là ngôi chùa có quy mô rộng lớn nhất ở Thái Lan. Được khởi công xây dựng vào năm 1995, chùa Wat Dhammakaya sở hữu vẻ đẹp ấn tượng cùng lối kiến trúc độ đáo, hoành tráng.

Chùa Wat Dhammakaya nằm trên mảnh đất có diện tích khoảng 320.000m2 tại huyện Khlong Luang, tỉnh Pathum Thani. Theo ước tính, để xây dựng ngôi chùa Wat Dhammakaya người ta đã tiêu tốn khoảng 1 tỉ USD.

Ngôi chùa Wat Dhammakaya nằm cách sân bay quốc tế Suvarnabumi khoảng 50km về phía Bắc. Chính vì vậy mà chùa Wat Dhammakaya là một điểm đến lý tưởng trong các tour du lịch Thái Lan hiện nay.

Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy chùa Wat Dhammakaya có hình dáng y như một chiếc đĩa bay khổng lồ đậu trên mặt nước. Trong đó mặt chân đế là 1 hình tròn khổng lồ, các bậc thang thoải rộng nối tiếp nhau lên đỉnh chóp. Và có một công trình hình bán cầu, dát vàng nằm trên đỉnh của chùa Wat Dhammakaya.

CÓ ĐIỀU GÌ ĐẶC BIỆT TẠI CHÙA WAT DHAMMAKAYA?

Bạn có biết rằng để lên tới đỉnh của chùa Wat Dhammakaya bạn sẽ phải đi bộ mất khoảng 15 phút! Công trình trên đỉnh của chùa có lên là Dhammakaya Cetiya. Đây được gọi là điểm nhấn của chùa Wat Dhammakaya. Nơi đây được phủ bởi 300 nghìn bức tượng Phật bằng đồng dát vàng.

Bên trọng của mái vòm khổng lồ này là hơn 700 nghìn bức tượng Phật bằng đồng dát vàng. Đây cũng là nơi thờ người sáng lập ra Dhammakaya – Phramonkolthepmuni. Và đường bê tông chạy quanh được gọi là thiền đường ngoài trời.

Chùa Wat Dhammakaya được coi là điểm tham quan nổi tiếng khi du lịch Thái Lan. Đến đây nếu có cơ hội bạn hãy trải nghiệm nghi lễ chính tại ngôi chùa này diễn ra vào hoàng hôn, khi mà mặt trời chuẩn bị khuất bóng.

Tất cả chư tăng trong chùa Wat Dhammakaya đều đặt trước mặt một ngọn đèn lớn và ngồi thiền cho tới khi mặt trời lặn hẳn. Khung cảnh hàng nghìn ngọn nến sáng sẽ mang đến cho bạn một cảnh tượng vô cùng đáng nhớ và uy nghiêm.

Ngôi chùa Wat Dhammakaya mở cửa miễn phí tất cả các ngày trong tuần. Chính vì vậy nếu du lịch Thái Lan bạn sẽ dễ dàng, thoải mái lựa chọn thời điểm ghé thăm chùa Wat Dhammakaya.

Có thể nói, chùa Wat Dhammakaya là 1 ngôi chùa có quy mô lớn nhất Thái Lan. Ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc vô cùng ấn tượng và độc đáo. Đây cũng là một điểm đến du lịch tâm linh vô cùng lý tưởng với những người theo đạo Phật.

Du lịch đã chẳng còn xa lạ với mỗi người. Đi du lịch không chỉ là một hình thức nghỉ dưỡng mà còn giúp bạn tìm hiểu và khám phá biết bao điều mới lạ, biết bao nền văn hóa nổi tiếng trên thế giới.

Thái Lan luôn là một điểm dừng chân hấp dẫn trong khu vực Đông Nam Á. Đất nước này mang tới cho du khách vô số những điều thú vị. Đến với Thái Lan bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bãi biển đẹp, nền ẩm thực độc đáo và đặc biệt là những ngôi chùa lâu đời như chùa Wat Dhammakaya.

Tuy vậy, vì là đền chùa nên lúc tới chùa Wat Dhammakaya bạn cũng cần chú ý về trang phục của mình nhé. Đất Việt Tour hy vọng bạn sẽ có những giây phút đáng nhớ khi tới thăm chùa Wat Dhammakaya.

 Nguồn: Chùa Wat Dhammakaya  – ngôi chùa nổi tiếng nhất Thái Lan với triệu tượng Phật

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Chín cây cầu giúp ĐBSCL đổi mới

Với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu... khi hoàn thành không chỉ giúp người dân thoát cảnh "lụy phà" mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nam Bộ.

Mỹ Thuận

Là cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm trên quốc lộ 1A là trục giao thông chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cách TP.HCM 123 km về phía Tây Nam.

Cầu được bắt đầu khởi công tháng 7/1997 và khánh thành 3 năm sau đó, dài hơn 1,5 km, rộng gần 24 m. Tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ vnđ, trong số ấy chương trình AusAid của chính phủ Australia góp 66% và chính phủ Việt Nam là 34%.

Cầu Mỹ Thuận - cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam.

Ngày khánh thành cầu Mỹ Thuận là ngày hội lớn đối với người dân ở miền Tây, đặc biệt là ở hai bên bờ sông Tiền. Không chỉ đem đến những giá trị thiết yếu về mặt giao thông và kinh tế, cầu Mỹ Thuận còn đáp ứng lòng mong mỏi và mong muốn từ bao đời của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, cầu còn là công trình có giá trị kiến trúc khá nổi bật, mang giá trị thẩm mỹ, thu hút rất nhiều khách du lịch từ mọi miền đất nước.

Xem thêm tour miền tây của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn chi tiết

Cần Thơ

Bắc qua sông Hậu nối TP Cần Thơ và Vĩnh Long, Cần Thơ là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á (550 m). Cầu được bắt đầu khởi công vào tháng 9/2004 và hoàn thành sau 6 năm với tổng số vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng. Toàn bộ công trình dài 15 km, riêng cầu chính dài 2,7 km, rộng 23 m, tĩnh không thông thuyền cao 39 m, đảm bảo cho tàu trọng tải 10.000 DWT qua lại.

Cầu Cần Thơ nối liền hai bờ sông Hậu. Ảnh: Gia Bảo.

Cầu Cần Thơ tăng cường sự thông thương thuận lợi giữa TP HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nam Bộ, trực tiếp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh khu vực phía Nam sông Hậu với hơn 17 triệu dân. Công trình đã hiện thực hoá ước mơ nghìn đời nay của đồng bào hai bờ sông Hậu cũng như nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong giai đoạn xây dựng cầu, vào ngày 26/9/2007, 54 công nhân đã tử nạn, hàng chục người khác bị thương khi hai nhịp dẫn nặng hàng nghìn tấn của cầu Cần Thơ bất ngờ đổ sập. Sự cố là tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử xây dựng cầu đường Việt Nam.

Rạch Miễu

Nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, nối liền TP Mỹ Tho (Tiền Giang) với tỉnh Bến Tre, cầu Rạch Miễu khởi công năm 2002, hoàn thành sau 7 năm với số vốn 1.400 tỷ đồng, được xem như là đòn bẩy cho quê hương xứ dừa phát triển. Đây là công trình tiêu biểu do Việt Nam tự đầu tư, thiết kế và thi công.

Cầu Rạch Miễu. Ảnh: Panoramio

Cầu dài 8,3 km bao gồm cả đường dẫn nối 2 đầu cầu (phần cầu chính dài hơn 2,8 km), chiều cao thông thuyền 37,5 m cho phép tàu có tải trọng 10.000 tấn có thể đi qua. Cầu tạo ra trục tam giác liên hoàn, nối Bến Tre với các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, đưa Bến Tre xích gần với TP HCM, mở ra hướng giao lưu kinh tế quan trọng, thúc đẩy địa phương khai thác tiềm năng và thế mạnh vốn có.

Hàm Luông

Nằm trên tuyến quốc lộ 60 nối liền TP Bến Tre (Cù Lao Bảo) với huyện Mỏ Cày Bắc (Cù Lao Minh), cầu Hàm Luông có thiết kế bêtông cốt thép dự ứng lực, tổng chiều dài 8,2 km, trong đó cầu chính hơn 1,2 km, mặt cầu rộng 16 m. Cầu có nhịp thông thuyền đúc hẫng lớn nhất Việt Nam: 150 m. Chiều cao thông thuyền 20 m.

Cầu được khởi công năm 2006 và hoàn thành sau 4 năm với vốn đầu tư gần 787 tỷ vnđ. Đây chính là công trình có nhiều ý nghĩa, cả về kinh tế chính trị văn hóa an ninh quốc phòng, không chỉ riêng với Bến Tre mà đối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Theo tuyến quốc lộ 60, đường nối các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng với TP HCM sẽ ngắn hơn gần 80 kn, so với quốc lộ 1A

Cầu Hàm Luông. Ảnh: Tedi.

Năm Căn

Dài hơn 800 m, rộng 12 m với tổng mức đầu tư gần 650 tỉ đồng, cầu được khởi công năm 2012 và hoàn thành sau hơn 2 năm.

Cầu Năm Căn vượt sông Cửa Lớn, nối đôi bờ của 2 huyện Năm Căn - Ngọc Hiển. Dù cây cầu không lớn về quy mô nhưng có có ý nghĩa kinh tế xã hội. Vị thế quan trọng của cầu này không chỉ nối đường Hồ Chí Minh về đến mũi Cà Mau, mở ra hướng liên kết phát triển của cả vùng đất cực Nam của Tổ quốc mà còn phá thế "ốc đảo" của huyện Ngọc Hiển.

Cầu Năm Căn. Ảnh: Panoramio.

Cổ Chiên

Cầu nối 2 tỉnh Bến Tre - Trà Vinh thông xe cách nay hơn 3 tháng có tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng và được xây dụng theo hình thức BOT (xây dưng - kinh doanh - chuyển giao). Đây là 1 trong 4 cầu lớn trên quốc lộ 60 và là điểm kết nối quan trọng giữa quốc lộ này với các tuyến thuộc hành lang duyên hải phía Đông miền Tây (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng). Công trình giúp rút ngắn hành trình 70 km từ TP HCM đến Trà Vinh, Sóc Trăng.

Cầu Cổ Chiên có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống người dân các địa phương trong vùng, đặc biệt là Bến Tre, Trà Vinh.

Cầu Cổ Chiên. Ảnh: Cửu Long

Mỹ Lợi

Vừa thông xe hôm 29/8, cầu Mỹ Lợi dài hơn 2,6 km (phần cầu dài hơn 1,4 km), rộng 12 m, bắc qua sông Vàm Cỏ gắn liền quốc lộ 50, huyện Cần Đước (Long An) và thị xã Gò Công (Tiền Giang). Cầu giúp khoảng cách từ thị xã Gò Công về huyện Bình Chánh (TP HCM) chỉ còn 25 km, thay vì 100 km đi vòng ra quốc lộ 1 và đường cao tốc TP HCM - Trung Lương. Công trình được xây dựng theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư hơn 1.438 tỷ đồng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cầu Mỹ Lợi là công trình đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, đảm ảo an ninh quốc phòng của 2 tỉnh Long An, Tiền Giang và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Cầu đưa vào khai thác đã phá vỡ thế độc đạo của tuyến quốc lộ 1A, giúp hai tỉnh này có động lực, cơ hội phát triển tốt hơn.

Cầu Mỹ Lợi vừa được khánh thành hôm 29/8. Ảnh: T.P

Vàm Cống

Khởi công và tháng 9/2013, Vàm Cống là cây cầu thứ 2 sau cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu nối huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Cầu cách bến phà Vàm Cống khoảng 2,5 km về phía hạ lưu và cách cầu Cần Thơ khoảng 48 km về phía thượng lưu.

Phối cảnh cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu.

Cầu dài 2,9 km tính cả đường dẫn, rộng 24,5 m với 6 làn xe. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 271 triệu USD (tương đương 5.700 tỷ đồng) và dự kiến sẽ hoàn thành vào thời điểm năm 2017.

Cùng với các công trình thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mekong khác, cầu Vàm Cống giúp hình thành một hệ thống giao thông đường bộ rộng mở, thông suốt tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa giữa các tỉnh Tây Nam Bộ với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cao Lãnh

Phối cảnh cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền.

Nối TP Cao Lãnh với huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, cầu Cao Lãnh là cây cầu thứ 2 bắc qua sông Tiền sau cầu Mỹ Thuận và cách cầu này khoảng 35 km về phía thượng lưu. Công trình được khởi công vào tháng 10/2013, dự kiến hoàn thành sau 4 năm với tổng mức đầu tư 145 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).

Cầu dài hơn 2 km, kể cả đường dẫn gồm 6 làn xe, tốc độ thiết kế 80 km/h. Khi đưa vào sử dụng, cầu sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và kết nối trục thứ 2 Bắc - Nam là đường Hồ Chí Minh từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Mũi Cà Mau

Nguồn: Điểm danh 9 cây cầu giúp ĐBSCL 'cất cánh'